Chú thích Cầu Trường Tiền

  1. Chữ Hán: 場錢: viết và đọc Trường Tiền hay Tràng Tiền, với nghĩa là "công trường đúc tiền" đều đúng (場 tràng, trường). Sở dĩ cầu có tên này là vì "cầu bắc qua sông Hương gần vị trí đúc tiền thời Nguyễn", và sau 30 tháng 4 năm 1975, tên gọi dân gian được sử dụng làm tên chính thức. (theo Từ điển lịch sử Thừa Thiên-Huế, trang 839, do TS Đỗ Bang chủ biên).
  2. Chiều dài cầu ghi theo tấm biển ở tại đầu cầu. Các con số khác ghi theo Từ điển bách khoa Việt Nam (quyển I, tr. 389). Có tài liệu ghi hơi khác.
  3. Thái Thuận (chữ Hán: 蔡順, 1440 -?), phó nguyên suý Tao đàn Nhị thập bát Tú, tác giả Lữ Đường thi di cảo.
  4. Theo Quách Tấn, Bước lãng du, Nhà xuất bản Trẻ, tr. 126-138.
  5. Sách Đại Nam nhất thống chí, quyển nói về Thừa Thiên, chép rằng: "Cầu (Trường Tiền) khởi công năm Thành Thái thứ 9 (1897). Không rõ căn cứ vào đâu Từ điển bách khoa Việt Nam ghi là cầu "do Pháp xây dựng 1905".
  6. Theo Quách Tấn (tr. 126). Sách Đại Nam nhất thống chí, quyển nói về Thừa Thiên, cũng nói rằng: "Cầu (Trường Tiền) khởi công năm Thành Thái thứ 9 (1897).
  7. Theo Quách Tấn (sách đã dẫn, tr. 137)
  8. 1 2 Hà Thành, "Cầu Trường Tiền-Nét thơ xứ Huế", VOV 15:15, 11/05/2011.
  9. Theo Từ điển bách khoa Việt Nam (quyển I, tr. 389).
  10. Xem phiên âm Hán – Việt trong Quách Tấn, Bước lãng du, tr. 130.
  11. Chép theo Quách Tấn (tr. 129). Cũng theo ông, câu ca này tả tâm sự của một bầy tôi không kịp chạy theo vua, chứ không phải viết về đề tài tình yêu trai gái.
  12. Quách Tấn giải thích: "người lỡ hội chồng con", ám chỉ những chiến sĩ còn sống sót sau cuộc Cần Vương (Bước lãng du, tr. 136).
  13. Vài vốn là "vì" (nghĩa là kèo) đọc trại mà thành (theo Từ điển Khoa Học và Kỹ thuật. Nhà xuất bản. Khoa Học và Kỹ thuật).
  14. Xem chi tiết ở đây: Có phải cầu Trường Tiền 6 vài 12 nhịp ? theo Trần Đức Anh Sơn.